UBND HUYỆN THANH HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THANH SƠN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:01 /KHCL-THCSTS Thanh Sơn, ngày 20 tháng 9 năm 2018
KẾ HOẠCH
Thực hiện chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2018 – 2022
Tầm nhìn đến năm 2030
Trường THCS Thanh Sơn nằm ở trung tâm xã Thanh Sơn, thuộc phía nam của huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Cách trung tâm huyện Thanh Hà 5 km. Phía đông, đông bắc giáp xã Thanh Thủy; phía bắc giáp xã Thanh Khê, phía tây giáp xã Phượng Hoàng; phía nam, tây nam giáp sông Thái Bình. Trường nằm trên trục đường liên xã - Thanh Thuỷ - Thanh Sơn - Thanh Khê.Trường Trung học cơ sở Thanh Sơn hiện nay có tiền thân là trường Bạch Đằng thành lập năm 1960 có địa điểm tại xã Thanh Thủy. Năm 1967 được tách ra chuyển về xã Thanh Sơn thành trường cấp II Thanh Sơn. Từ tháng 8 năm 1978 được sát nhập với trường cấp I Thanh Sơn thành trường cấp I, II Thanh Sơn. Năm 1992 trường tách ra từ trường cấp I, II Thanh Sơn thành trường Trung học
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2017-2022, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Trường đã và đang thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của xã Thanh Sơn giai đoạn 2015 – 2020 định hướng đến năm 2025 của xã Thanh Sơn. Trên cơ sở đơn vị đã đạt được những chỉ tiêu. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Thanh Sơn là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THCS xây dựng ngành giáo dục xã Thanh Sơn phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
I/ TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG.
Trong năm học bắt đầu cho chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2018 – 2022 tầm nhìn đến năm 2030 được khởi đầu bằng những thuận lợi, thời cơ cũng như những khó khăn, thách thức
1. Điểm mạnh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: 28, trong đó: BGH: 02, giáo viên: 23, nhân viên: 03.
- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn trở lên.
- Công tác tổ chức quản lý của Hiệu trưởng: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đa số tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình, nhạy bén trong công việc.
Trường Trung học cơ sở Thanh Sơn từ khi thành lập cho đến nay đã khẳng định được uy tín, chất lượng giáo dục. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ lãnh đạo, giáo viên và nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, tâm huyết với nghề dạy học, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, có năng lực chuyên môn khá vững vàng, năng nổ nhiệt tình trong công việc, tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm, đoàn kết gắn bó, thống nhất.
Trường có tổ chức Chi bộ Đảng gồm 2đảng viên. Chi bộ nhà trường 05 năm liền đạt Chi bộ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vai trò lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trường. Các tổ chức khác như: Công đoàn trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh 05 năm liền đạt vững mạnh, Ban Đại diện cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, góp phần cùng với nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Duy trì chất lượng học sinh theo từng năm học, chất lượng HS TN THCS dự thi vào THPT.
+ Cơ sở vật chất:
- Phòng học: 08 phòng
- Phòng Tin học: 01 phòng với 20 máy được kết nối Internet
- Phòng Truyền thống: 01 phòng
- Phòng bộ môn: 03 phòng
- Phòng nghe nhìn: 01 phòng
- Khu Hiệu bộ: 06 phòng
Phòng hội đồng: 01 phòng
- Phòng thư viện: 02 phòng
- Phòng Đoàn Đội: 01 phòng
- Phòng y tế: 01 phòng
- Phòng thiết bị chung: 01 phòng
- Phòng bảo vệ: 01 phòng
- Nhà xe: 03
Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu dạy và học của trường đạt chuẩn Quốc gia trong giai đoạn hiện tại.
+Tài chính: Thực hiện tự chủ về tài chính theo Nghị định 43 của chính phủ. Nguồn tài chính này đảm bảo kinh phí hoạt động trong năm.
2. Điểm hạn chế.
- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:
+ Chưa chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.
+Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, giáo dục học sinh; có giáo viên kinh nghiệm còn ít, nhưng chưa chủ động dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm giảng dạy
- Chất lượng học sinh: Tỉ lệ học sinh yếu, kém vẫn còn, một số phụ huynh học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của ý thức tự học của học sinh,
- Cơ sở vật chất:
+ Phục vụ cho giảng dạy và học tập: thiếu các phòng chức năng ( các phòng học bộ môn còn ghép Hóa- Sinh, Lý – Công nghệ)
+ Diện tích bãi tập chưa đủ cho mỗi học sinh
3. Thời cơ.
- Được sự quan tâm và ủng hộ của PGD, Đảng ủy, HĐND, UBND và các ban, ngành, đoàn thể trong địa phương đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Được CMHS và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được đào tạo cơ bản, có chuyên môn nghiệp vụ khá tốt.
Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
Đã đạt trường Chuẩn quốc gia năm 2017.
4. Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn có phần hạn chế trong việc đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy học.
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục với ý thức, động cơ học tập của 1 số học sinh, sự thiếu quan tâm của 1 số cha mẹ học sinh trong thời kì hội nhập và phát triẻn.
- Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức học sinh.
- Kĩ năng thực hành, kĩ năng sống của học sinh còn hạn chế.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Công tác quản lý phải được đổi mới theo hướng kế hoạch hóa trong điều hành quản lý trong tất cả các hoạt động nhà trường
- Ứng dụng CNTT trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.
- Chủ động và kiên quyết đưa ra các giải pháp phù hợp với từng mốc thời gian, giai đoạn để tận dụng hết các thời cơ vượt qua những thách thức đưa nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ đủ tâm và tầm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tiếp tục quy hoạch, tu sửa, nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm mới trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giáo dục.
- Xây dựng văn hóa nhà trường đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện.
II/ TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ VÀ SỨ MỆNH
1. Tầm nhìn.
Trường THCS Thanh Sơn là một ngôi trường chuẩn mực và năng động, nơi học sinh và giáo viên luôn có khát vọng học tập suốt đời, biết tư duy độc lập và sáng tạo để nâng cao lợi ích bản thân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Nhà trường luôn tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết năng lực của mình.
2. Sứ mệnh:
Tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, kỷ cương, chăm sóc để phát huy phẩm chất riêng biệt, biết sáng tạo, có năng lực tư duy cho mỗi học sinh, phát huy được khả năng bản thân khi tiếp cận với môi trường học tập ở bậc THPT
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.
- Tính hợp tác - Lòng nhân ái
- Tính sáng tạo - Lòng tự trọng
- Tính trách nhiệm - Lòng bao dung
- Khát vọng vươn lên
III/ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1.Mục tiêu.
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
2. Chỉ tiêu.
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
- Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính.
- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 20%
- Phấn đấu có 01 thạc sĩ , 100% cỏn bộ quản lý có trình độ đại học về chuyên môn, đại học về quản lý giáo dục, có trình độ trung cấp về lý luận chính trị và hành chính.
- Phấn đấu 100% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ Đại học, trong đó tổ trưởng chuyên môn có trình độ Đại học, khuyến khích giáo viên tự đi học lên Thạc sĩ nâng cao trình độ chuyên môn.
2.2. Học sinh
- Qui mô: + Lớp học: 8 lớp.
+ Học sinh: 200-300 học sinh.
- Chất lượng học tập:
+ Trên 15% học lực giỏi
+ Tỷ lệ học sinh có học lực khá: 30%,
+ Tỷ lệ có học sinh trung bình : 53%
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới: 2% (sau kiểm tra lại trong hè)
+ Thi đỗ các trường PTTH trên địa bàn: 60%.
+ Thi học sinh giỏi cấp tỉnh : ít nhất 01- 02 giải
+ Các giải kỳ thi học sinh giỏi khác phải ít nhất có giải từ khuyến khích trở lên
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
+ Chất lượng đạo đức: 90% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
2.3. Cơ sở vật chất.
- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp”
3. Phương châm hành động
“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường
Tư duy giáo dục luôn thay đổi theo nhu cầu xã hội”
IV/ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
Mở các hội nghị cấp trường về các chuyên đề như : ứng dụng CNTT trong dạy học, dạy học các môn học văn hoá tích hợp với giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường như thế nào, thử nghiệm dạy học bằng phương pháp trải nghiệm, định hướng đổi mới phương pháp dạy học ...
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc chuyên môn của mình.
Lên kế hoạch thi giáo án điện tử cấp tổ, cấp trường và động viên giáo viên đăng ký dự thi cấp thị xã, cấp tỉnh, 80% cán bộ, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ công tác công nghệ thông tin
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
+ Nguồn lực tài chính:
- Ngân sách Nhà nước.
- Ngoài ngân sách “Từ xã hội, PHHS…”
- Các nguồn từ giảng dạy Nhà trường
+ Nguồn lực vật chất:
- Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.
- Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.
Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Ban Đại diện cha mẹ học sinh
6. Xây dựng thương hiệu:
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường qua thành tích của Nhà trường bằng cách tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân địa phương những thành tích mà nhà trường đã đạt được thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc các cuộc họp với UBND phường về các vấn đề có liên quan đến giáo dục.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường, bằng các hình thức:
+ Thành lập trang web của nhà trường giúp cho việc tuyên truyền các kế hoạch, kết quả công việc của nhà trường được rộng rãi mọi người biết đến và cũng nhận được ý kiến tham gia của nhiều người
+ Yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường đều nêu cao tinh thần làm chủ, chủ động nắm bắt và tuyên truyền những tin tức tích cực nhất nhằm xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong nhân dân, trên trang web của trường
+ Quảng bá thương hiệu của nhà trường bằng cách tổ chức các nhóm dán, niêm yết các áp phích giới thiệu về hoạt động và thành tích của trường, thực hiện tốt: “Ba công khai”.
+ Tổ chức mời các bậc phụ huynh học sinh, các buổi giới thiệu về trường có kèm theo giới thiệu qua hình ảnh động qua trình chiếu, sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho phụ huynh học sinh.
V/ TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường, đăng tải trên trang Web của nhà trường.
2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2018 - 2022
- Giai đoạn 2: Từ năm 2022 - 2030
4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch..
8. Đối với các tổ chức Đoàn TN, Đội TN . . . phối hợp với chính quyền làm công tác tuyên truyền, tổ chức sinh hoạt với đội viên, đoàn viên bằng những hình thức hoạt động phong phú, vui tươi, sôi nổi, cuốn hút mọi người tham gia, ủng hộ cho kế hoạch chiến lược của Nhà trường
VI/ KẾT LUẬN
Với kế hoạch phát triển trường học của trường THCS giai đoạn 2018-2022 và tầm nhìn năm 2030 là một quá trình hoạt động thể hiện chất lượng giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Trong kế hoạch năm học, chiến lược được nhắc nhở, bàn bạc, điều chỉnh, thống nhất và đánh giá cụ thể từng mặt. Từng giai đoạn được cụ thể hoá qua chỉ tiêu phấn đấu hằng năm là sự minh chứng thành quả cố gắng khá cao của tập thể CBGV-CNV nhà trường.
VII/ KIẾN NGHỊ:
1) Về chuyên môn:
- Đối với Sở GD&ĐT:
+ Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề cho CBGV trong dịp hè.
+ Tổ chức cho đơn vị được tham quan học tập ở các đơn vị điển hình trong nước.
- Đối với Phòng GD-ĐT:
+ Bố trí nhân lực về trường phù hợp, mang tính ổn định và lâu dài.
+ Có kế hoạch thanh kiểm tra và có hướng dẫn chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời về công tác tổ chức, quản lý, chuyên môn, cơ sở vật chất… cho nhà trường, giúp cho đơn vị vững vàng trong việc phát triển và nâng cao chất giáo dục theo hướng bền vững, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước và của thế giới.
2) Về cơ sở vật chất:
Bố trí tối thiểu các trang thiết bị, phòng óc, phòng chức năng, phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập và các hoạt động giáo dục khác.
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hà
Nơi nhận:
- Phòng GDĐT;
- Các tổ CM;
- Đoàn TN;
- CĐCS;
- Lưu VT;
PHÊ DUYỆT CỦA PHÊ DUYỆT CỦA
PHÒNG GD&ĐT THANH HÀ UBND XÃ THANH SƠN